Theo các bác sĩ, khi trẻ ăn nhai, cả hai bên hàm răng trên và dưới luôn luôn vận động đối xứng để nghiền nát thức ăn. Hoạt động nhai khi ăn giúp cho cơ hàm và răng của trẻ có thể phát triển hoàn thiện và cân đối.
Trong nha khoa, nhai một bên hàm hay còn gọi nhai lệch, đây là tình trạng thường gặp ở những đối tượng đang gặp các vấn đề về răng miệng: một bên răng hàm bị mất, bị sâu răng hoặc gãy vỡ lớn, khoảng cách giữa các răng quá xa nhau… Do đó, người bệnh chỉ có thể nhai một bên hàm. Vậy, thói quen nhai một bên hàm có sao không?
Do đó, nhai một bên hàm là thói quen rất xấu của trẻ, về lâu dài không chỉ gây hại cho sức khỏe toàn thân mà còn khiến khuôn mặt của trẻ bị lệch, làm mất thẩm mỹ. Dưới đây là một số tác hại thường gặp nếu trẻ có thói quen chỉ nha một bên hàm:
– Về cơ hàm: Nếu bé nhà chị có thói quen chỉ nhai một bên hàm khi ăn, lâu ngày sẽ khiến cho cơ quai hàm chỉ phát triển một bên, còn một bên hàm không được vận động sẽ teo lại. Điều này làm cho khuôn mặt của trẻ bị lệch lạc, mất đi tính cân đối và hài hòa. Một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị lệch cả sống mũi, gây mất thẩm mỹ.
– Về răng: Những chiếc răng nằm bên hàm được bé nhai nhiều sẽ phải làm việc nặng hơn, dẫn đến tình trạng mặt răng bị mài mòn nhiều và men răng nhanh hỏng, hàm răng không còn chắc chắn và khỏe mạnh. Do đó, rất dễ bị vi khuẩn tấn công, gây ra các bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm lợi, nha chu… Những chiếc răng ở bên hàm còn lại do ít được vận động nên tổ chức xung quanh răng rất mỏng và yếu, dễ bị tích tụ mảng bám gây sâu răng hoặc viêm tủy, hoại tử tủy.
– Về hệ thống tiêu hóa: Thức ăn chỉ được nghiên nát khi có sự phối hợp đồng bộ của cả 2 bên hàm. Vì vậy, thói quen nhai một bên hàm sẽ khiến thức ăn không được nhai kĩ trước khi đưa vào dạ dày. Điều này sẽ khiến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trở nên khó khăn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, sức khỏe hệ thống tiêu hóa của trẻ sẽ bị suy yếu nghiệm trọng, trẻ trở nên biến ăn và bị suy dinh dưỡng.
Chính vì thế, nhằm bảo vệ sức khỏe và tính thẩm mỹ của khuôn mặt, cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn nhai một bên hàm. Cần tập cho trẻ cách nhai cả hai bên khi ăn uống. Nên nhớ, việc sửa đổi thói quen của trẻ không thể thực hiện trong thời gian ngắn, chị cần phải thật kiên kì tập nhai cho trẻ mỗi ngày, khi ăn nên là mẫu để trẻ hiểu và bắt chước. Hãy quan sát thật kĩ và nhắc nhở khi trẻ ăn nhai một bên.
Ngoài ra, khi phát hiện trẻ chỉ nhai một bên hàm, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân do đâu? Trong trường hợp trẻ mắc phải các bệnh lý răng miệng, cần đưa bé đến trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét