Có phải bất kì trường hợp mất răng nào cũng có thể cấy răng implant không ? Hãy cùng nha khoa KIM tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết về trường hợp nào nên cấy ghép implant dưới đây nhé!
Trường Hợp Nào Nên Cấy Ghép Implant?
Sau đây là một số trường hợp bạn có thể áp dụng cấy ghép Implant:
– Mất từ 1 – 2 răng: Bác sĩ sẽ trồng 1 – 2 răng Implant vào vị trí tương ứng đã mất răng. Bạn nên biết rằng, nếu bạn bị mất nhiều hơn 2 chiếc răng liền kề nhau, thì số Implant được đặt phải bằng với số răng mất.
– Mất răng toàn hàm: Trong trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ cần trồng 4-8 trụ Implant mà thôi, sau đó phục hình răng sứ toàn hàm cho bạn. Với trường hợp mất răng toàn hàm thì có thể đặt một số Implant nhất định, ít hơn số lượng răng mất cần phục hình ở vị trí phù hợp, sau đó gắn mão răng sứ lên trên. Do đó, cấy ghép răng Implant cho trường hợp mất nhiều răng sẽ tiết kiệm được cho bạn một khoảng chi phí khá lớn, song vẫn đảm bảo hiệu quả và chất lượng phục hình cho người mất răng.
Những người đã đến tuổi trưởng thành, có xương hàm chắc khỏe, không mắc các bệnh mãn tính…đủ điều kiện để trồng răng Implant thì hoàn toàn có thể thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên, với những người bị mòn răng mãn tính, mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư hay có thói quen nghiện bia, rượu, thuốc lá,…thì các bác sĩ sẽ không chỉ định cấy ghép Implant. Vì trong những trường hợp này thường có tỉ lệ thành công không cao và lại ảnh hưởng đến sức khỏe của người điều trị. Lúc này, sẽ có giải pháp phục hình răng khác phù hợp với bạn hơn.
Trường hợp nào nên cấy ghép Implant hơn là làm hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ?
Như chúng tôi đã thông tin trên đây, trong trường hợp bị mất một hay nhiều răng thì bạn có thể áp dụng phương pháp cấy ghép Implant. Trước đây, khi trồng răng Implant chưa được ra đời, hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ là những phương pháp quen thuộc được mọi người lựa chọn cho việc phục hình răng mất. Tuy nhiên, chúng lại mang những hạn chế như:
– Hàm giả tháo lắp mang lại hiệu quả không cao mặc dù chi phí điều trị thấp và dễ thực hiện. Hơn nữa, hàm tháo lắp có màu sắc không giống như răng thật, độ chịu lực thấp, vì vậy, việc ăn nhai khá khó khăn
– Cầu răng sứ làm ảnh hưởng đến những răng xung quanh, vì phải mài răng để làm trụ đỡ cho cầu răng, mặc dù chúng mang lại nét thẩm mỹ khá tốt và ăn nhai bình thường sau phục hình. Một số khả năng xấu có thể xảy ra nếu bạn được phục hình bởi bác sĩ không giỏi, không khéo tay để kiểm soát được tỷ lệ mài răng thì có thể phạm phải tủy răng khi mài cùi răng, gây đau nhức và có thể phải chữa tủy răng, về lâu dài răng sẽ yếu đi, rụng sớm, cầu răng cũng bị ảnh hưởng.
Cả 2 phương pháp này đều không thể ngăn được tình trạng tiêu xương sau mất răng có thể xảy ra dù đã làm răng giả. Đó là chưa kể đến những bất tiện như cộm cấn, khó vệ sinh răng miệng,…. khi sử dụng hàm giả. Vì vậy, phương pháp cấy ghép răng Implant ra đời, thật sự là một cột mốc đánh dấu bước phát triển lớn cho ngành nha khoa phục hình, là giải pháp tối ưu cho những trường hợp mất răng, khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm của các phương pháp truyền thống trên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét