Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Trẻ suy dinh dưỡng dẫn đến chậm mọc răng

Theo khoa học nghiên cứu thì trẻ sẽ bước vào độ tuổi mọc răng là từ khoảng 6 tháng tuổi tới 3 tuổi, nhưng vì nhiều lí do mà quá trình mọc răng ở trẻ chậm hơn. Một trong những lí do khiến răng trẻ chậm mọc là do trẻ bị thiếu chất canxi, hay nói một cách khác trẻ suy dinh dưỡng dẫn đến chậm mọc răng.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng

Xem thêm
http://caygheprangimplant.weebly.com/dich-vu-nha-khoa/thuc-hu-chuyen-sao-viet-choi-bo-viec-da-qua-tham-my

Những trẻ không có dấu hiệu tăng cân trong vòng hai tháng là có khả năng bị suy dinh dưỡng rất cao. Trẻ lười ăn hoặc bị thiếu chất cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Vì thế các bậc phụ huynh cần phải chú ý tới khẩu phần ăn uống của các con. Phải đảm bảo thực đơn ăn dặm của con phải đầy đủ nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Kết hợp ăn thực phẩm và cho trẻ uống sữa, cho bé ngủ đủ giấc để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.



Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ dẫn tới quá trình chậm mọc răng. Và nếu trẻ bị chậm mọc răng sẽ gây ra nhiều hệ lụy không đáng có. Ví dụ như : Không có răng trẻ sẽ khó mà ăn uống được những thức ăn cứng, dai. Răng mọc chậm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát âm của trẻ đó là chưa nói đến tình trạng răng mọc chậm sẽ phần nào ảnh hưởng tới lịch trình thay răng và mọc răng ổn định nữa.

Một điều mà các bậc phụ huynh cần phải chú ý đó là, tình trạng chậm mọc răng nếu để lâu sẽ gây nên những biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Răng mọc ngầm ở dưới lâu ngày không nứt kẽ và mọc lên sẽ gây nên tình trạng mọc lệch lạc. Hoặc ngăn chặn sự định hướng cho răng ổn định mọc.

Đôi khi những biến chứng từ việc chậm mọc răng sẽ gây nên những hậu quả nguy hiểm như xuất hiện mủ chảy rò ra má, làm xương bị tiêu hủy dần ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn miệng. Đặc biệt, tình trạng răng chậm mọc còn gây nên những hệ lụy như : gây viêm xoang hàm, làm mặt bị biến dạng và gây ra những bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Để ngăn ngừa tình trạng mọc răng chậm ở trẻ, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sức khỏe răng miệng thường xuyên và theo định kỳ để được bác sĩ theo dõi quá trình hình thành và phát triển răng của trẻ. Từ đó có những phương pháp điều trị hoặc can thiệp kịp thời. Tránh được những tình huống xấu có thể xảy ra cho sức khỏe răng miệng trẻ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét